Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Hóa học lớp 9

Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội tuyển HSG môn Hóa học lớp 9

(GDTĐ) – Tạp chí GDTĐ trích giới thiệu đến bạn đọc sáng kiến kinh nghiệm xếp loại B cấp ngành năm học 2012-2013 cấp THCS của thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc – Trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì với đề tài: “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 9”.

Những biện pháp thực hiện

Đề nghị mở lớp dạy bồi dưỡng môn Hóa học lớp 8, phối kết hợp với giáo viên dạy môn Hóa học và với phụ huynh học sinh

Ngay sau khi kết thúc chương trình học kỳ I năm học trước, để chất lượng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học của năm học tới và những năm học tiếp theo đạt được hiệu quả,  giáo viên đề xuất Ban giám hiệu mở lớp dạy bồi dưỡng tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi thực nghiệm, tổ chức ở bộ môn Hóa học lớp 8 (học sinh học không phải đóng tiền học phí) để tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học 9 trong năm học tới.

Giáo viên dạy môn Hóa học 8 và giáo viên chủ nhiệm khối 8 nắm bắt chủ trương, kế hoạch của nhà trường để động viên các em tích cực đăng ký và tham gia dự lớp học bồi dưỡng môn Hóa học.

Giáo viên chủ động và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phụ huynh học sinh thấy được công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc đòi hỏi sự đầu tư cao về mọi mặt, đặc biệt về thời gian, sự quan tâm thường xuyên và kịp thời. Tư vấn phụ huynh học sinh phương pháp đầu tư (tạo điều kiện mua bổ sung tài liệu tham khảo, sách nâng cao để các em có tài liệu nghiên cứu và tự luyện nâng cao kiến thức tự học).

Ảnh minh họa (nguồn internet)

Tổ chức dạy bồi dưỡng môn Hóa học 8 và tạo nguồn đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học lớp 9

Trước khi bước vào giảng dạy bồi dưỡng môn Hoá học 8, tổ chức cho học sinh kiểm tra khảo sát để nắm bắt được khả năng nắm kiến thức của các em từ đó đề ra biện pháp trong quá trình giảng dạy. Hệ thống hoá kiến thức và phân ra các dạng bài tập, các chuyên đề cơ bản cho các em.

Các chuyên đề được tổ chức soạn, giảng một cách hệ thống và theo nguyên tắc, thứ tự các chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Bài tập cân bằng phương trình phản ứng, viết phương trình phản ứng.

Chuyên đề 2: Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.

Chuyên đề 3: Bài tập tính theo công thức hóa học.

Chuyên đề 4: Bài tập tính theo phương trình hóa học.

Chuyên đề 5: Bài tập về hỗn hợp các chất (liên quan đến tính chất hóa học và điều chế Oxi, Hiđro).

Chuyên đề 6: Bài tập điều chế, nhận biết, tách chất (liên quan đến tính chất hóa học của Hiđro, Oxi, Nước).

Chuyên đề 7: Bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất (dựa vào thành phần nguyên tố, dựa vào phản ứng hóa học).

Chuyên đề 8: Bài tập độ tan, nồng độ dung dịch.

Chuyên đề 9: Bài tập tổng hợp (liên quan đến nồng độ dung dịch).

Sau khi học sinh học xong 2 hoặc 3 chuyên đề, tiến hành tổ chức kiểm tra định kỳ để nắm bắt được tình hình nắm kiến thức và khả năng vận dụng của học sinh, nắm được học sinh có khả năng học kiến thức chuyên sâu để tăng cường kiến thức bổ sung bài tập khó giúp cho các em phát huy được khả năng của mình.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra định kỳ, sàng lọc, chọn đối tượng học tốt làm nguồn đội tuyển học sinh giỏi, tiếp tục bồi dưỡng chuyên sâu.

Dạy đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp

Trên cơ sở kiến thức dạy bồi dưỡng tạo nguồn từ lớp 8, việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 với lượng kiến thức đi sâu vào từng vấn đề, kiến thức được mở rộng, chuyên sâu, với nhiều dạng bài tập phức tạp và đa dạng hơn. Vì vậy, giáo viên sưu tầm các cuốn tài liệu bồi dưỡng mới xuất bản, đề thi học sinh giỏi trong những năm học gần đây của các huyện, thị, các tỉnh (thành phố) và phân ra các dạng bài tập, các chuyên đề được tổ chức soạn, giảng một cách hệ thống và theo nguyên tắc, thứ tự các chuyên đề như sau:

Chuyên đề 1: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa (chuỗi có đầy đủ các chất, công thức hóa học của các chất; chuỗi chỉ có 1 hoặc 2 chất, các chất còn lại là các chữ cái A, B, X, Y,… yêu cầu phải xác định được các chữ cái bằng các chất phù hợp).

Chuyên đề 2: Tính theo phương trình phản ứng (liên quan đến chất phản ứng hết, chất dư sau phản ứng đối với phản ứng hóa học xảy ra hoàn toàn cũng như phản ứng xảy ra không hoàn toàn).

Chuyên đề 3: Bài tập về hỗn hợp chất.

Chuyên đề 4: Bài tập xác định tên nguyên tố, công thức hóa học của hợp chất.

Chuyên đề 5: Bài tập CO2, SO2, SO3 tác dụng với dung dịch kiềm.

Chuyên đề 6: Bài tập nhận biết các chất.

Chuyên đề 7: Bài tập điều chế các chất; tách chất ra khỏi hỗn hợp.

Chuyên đề 8: Bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn.

Chuyên đề 9: Bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng.

Chuyên đề 10: Bài tập tổng hợp.

Đối với chương trình ôn luyện thi học sinh giỏi thành phố, có thêm một số các chuyên đề Hóa học hữu cơ:

Chuyên đề 11: Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ (Hiđrocacbon, dẫn suất của hiđrocacbon) dựa vào phản ứng cháy.

Chuyên đề 12: Bài tập về hỗn hợp chất hữu cơ.

Chuyên đề 13: Bài tập về Hiđrocacbon (Ankan, Anken, Ankin, Aren,..).

Chuyên đề 14: Bài tập về dẫn suất của hiđrocacbon (Rượu, Axit , Este, ….).

Chuyên đề 15: Bài tập tổng hợp Hóa học hữu cơ.

Một số các chuyên đề tổ chức dạy bồi dưỡng và ôn luyện

  1. A. Chuyên đề dạy bồi dưỡng tạo nguồn (lớp 8)

Chuyên đề: Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hóa học

Bài tập ở lớp:

Bài 1: Lập phương trình hóa học theo sơ đồ:

a,   Fe + Cl2 FeCl3

b,  Fe3O4 + H2 Fe + H2O

c,  Al + FeCl2 AlCl3 + Fe

d,  Fe(OH)3 + HCl      FeCl3 + H2O

e,  KOH + H3PO4 K3PO4 + H2O

g, Al(OH)3 Al2O3 + H2O

h,Ca(OH)2 +H3PO4 Ca3(PO4)2+H2O

 

Bài 2: Cho 6,5g kẽm tác dụng với dung dịch chứa 7,3 gam axit clohiđric (HCl) được muối kẽm clorua (ZnCl2) và 0,2 gam khí hiđrô.

a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b/ Viết công thức khối lượng, tính khối lượng muối kẽm clorua (ZnCl2) thu được.

Bài 3: Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta đem nhiệt phân 24,5 gam Kali clorat (KClO3), thu được 9,6 gam khí oxi và muối Kaliclorua (KCl).

1/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

2/ Viết công thức khối lượng, tính khối lượng KCl.

Bài 4: Khi nung đá vôi (chứa 90%CaCO3), thu được 8,8 tấn khí cacbonic (CO2), và 11,2 tấn vôi sống (CaO).

1/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

2/ Viết công thức khối lượng, tính khối lượng đá vôi đem nung.

Bài 5: Cho hỗn hợp gồm 2 muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng  44,2 g tác dụng vừa đủ với 62,4 gam BaCl2 trong dung dịch, tạo 69,9g kết tủa BaSO4 và hỗn hợp hai muối tan. Tính khối lượng hai muối tan thu được sau phản ứng.

Bài tập tự luyện:

Bài 1: Lập phương trình hóa học theo sơ đồ:

a,  Al + Cl2 AlCl3

b,  FexOy + H2 Fe + H2O

c, Al + CuSO4 Al2(SO4)3 + Cu

d,   Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3+ H2O

e,   KOH + H2SO4 K2SO4 + H2O

g,  Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O

h,  Cu(OH)2 + HCl           CuCl2 + H2O

 

Bài 2: Cho 2,7g nhôm tác dụng với dung dịch chứa 10,95 gam axit clohiđric (HCl) được muối nhôm clorua (AlCl3) và 0,3gam khí hiđrô.

a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

b/ Viết công thức khối lượng, tính khối lượng muối nhôm clorua (AlCl3) thu được.

Bài 3: Để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, người ta đem nhiệt phân 15,8 gam Kali pemanganat (KMnO4), thu được 1,6 gam khí oxi, 4,35 gam Mangan đioxit (MnO2) và m gam Kali manganat (K2MnO4)

1/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

2/ Viết công thức khối lượng, tính giá trị m.

Bài 4: Khi nung 100 kg đá vôi (CaCO3), thu được 44 kg khí cacbonic (CO2), và vôi sống (CaO).

1/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

2/ Viết công thức khối lượng, tính khối lượng CaO.

Bài 5: Can xi cacbua (CaC2) là thành phần chính của đất đèn. Phản ứng khi cho đất đèn vào nước xảy ra theo sơ đồ:

CaC2 + H2O                 Ca(OH)2 + C2H2

Biết khi cho 80 kg đất đèn vào 36 kg nước được 74 kg Ca(OH)2 và 26 kg khí axetilen.

1/ Lập phương trình hóa học của phản ứng.

2/ Viết công thức khối lượng, tính tỉ lệ % khối lượng CaC2 có trong đất đèn

  1. B. Chuyên đề dạy ôn luyện học sinh giỏi (lớp 9)

Chuyên đề: Bài tập xác định tên nguyên tố – CTHH hợp chất

Bài tập ở lớp:

Bài 1: Hòa tan b (g) oxit kim loại hoá tri II bằng một lượng dung dịch H2SO4 15,8 % thu được dung dịch muối có nồng độ 18,21%. Xác định công thức của oxit kim loại đem dùng.

Bài 2: Hòa tan 1,28 g hỗn hợp Fe và một oxit sắt bằng dung dịch HCl thoát ra 0,224 lít khí H2 (đo đktc). Mặt khác, nếu lấy 6,4 g hỗn hợp đó đem khử bằng H2 còn lại 5,6 g chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt trong hỗn hợp.

Bài 3: Một oxit sắt chưa rõ công thức được chia làm 2 phần bằng nhau:

+ Phần 1: Để hòa tan hết phải dùng 150 ml dung dịch HCl 2M.

+ Phần 2: Cho luồng khí CO đi qua nung nóng được 8,4 g Fe.

Tìm công thức oxit sắt trên.

Bài 4: Nung 9,66g hỗn hợp A gồm Al và một oxit sắt FexOy (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn Y (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit tạo kim loại). Hòa tan Y trong dung dịch NaOH dư thấy có 0,672 lít khí H2 thoát ra, nếu hòa tan Y trong dung dịch HCl dư thì thu được 2,688 lit khí H2.

1, Định công thức hóa học của oxit sắt trong hỗn hợp (Thể tích khí đo đktc)

2, Tính % khối lượng các chất trong X.

Bài 5: (Trích đề thi HS Giỏi Huyện 2005 -2006)

Cho a (g) bột kim loại X ( có hoá trị không đổi) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3 đều có nồng độ 0,4 M, phản ứng xảy ra hoàn toàn lọc được (a + 27,2) g chất rắn gồm 3 kim loại và một dung dịch chứa một muối tan. Xác định kim loại X.

Sau khi thực hiện các nội dung cơ bản của đề tài, số học sinh đạt giải cấp huyện được tăng lên. Phong trào thi đua trong trường học có khởi sắc, ý thức, tinh thần ham học môn Hóa học của học sinh thay đổi rõ rệt.

 

Trên đây là một số kinh nghiệm trong công tác dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học của thầy giáo Nguyễn Văn Ngọc, trường THCS Đồng Thái, huyện Ba Vì. Mọi ý kiến đóng góp và thông tin chi tiết xem tại website http://khohoclieu.hanoiedu.vn

Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 57 (tháng 10/2014)