Giáo dục thế hệ trẻ sống minh triết theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Giáo dục thế hệ trẻ sống minh triết theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(GDTĐ) –

Ảnh tư liệu

Tiếp cận phạm trù “Minh triết” và “Sống minh triết”

“Minh triết” (Wisdom) là phạm trù ngày nay có tần suất được nhắc đến nhiều trên sách báo.
*Minh triết khi dùng với tư cách là trạng từ, thường gắn với động từ “nói/ nghĩ/ sống” thành diễn đạt: nói minh triết, nghĩ minh triết, sống minh triết.
*Con người trước bối cảnh của tiến bộ khoa học – kỹ thuật – công nghệ phải biết biến đổi “Dữ liệu lớn” tới trạng thái “Minh triết”.
*Tháng 9/1949 lúc đất nước bước vào những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp, đến dự khai giảng lớp chính trị cao cấp của trường Đảng khóa đầu tiên, Hồ Chí Minh viết vào trang đầu của sổ vàng nhà trường:
“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
*Ngày 21/07/1956 đến thăm lớp nghiên cứu chính trị của trí thức Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tâm tình về “Sự học”:
*“Tình nghĩa” hạt nhân cho cuộc sống minh triết

Minh triết (trong cách nói Việt) được dùng trên hai phương diện: danh từ và trạng từ.

*Minh triết khi dùng với tư cách danh từ được xếp vào nhóm tam triết: “Triết học-Triết lý- Minh triết”.

Minh triết theo một tiếp cận được hiểu là “Đạo lý đời thường”.

Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, nhà nghiên cứu Việt có uy tín về “Minh triết” có lời bàn: “Trên đại thể minh triết là đạo lý đời thường. Đạo lý này có tính chất đời thường vì cũng như tính Phật, nó sẵn có ở mọi người, nói một cách khác, ai cũng có thể có minh triết. Triết lý thì khác, nó đòi hỏi năng lực tư duy đặc biệt, không phải cứ muốn thì trở thành triết gia. Đời thường có nghĩa là kinh nghiệm trong cuộc sống thường nhật”. Ông dẫn ra lời bàn luận của nhà văn hóa Ngô Thì Sỹ (1726-1780): “Đem đạo thánh hiền để quở trách thói đời không bằng đem đạo đời thường để cảm hóa lòng người” (Chuyên khảo “Luận bàn minh triết và minh triết Việt – NXB Tri thức, H.2011, tr 17).

Ngô Thì Nhậm (1746-1803), trưởng nam của Ngô Thì Sỹ, nhà văn hóa ngoại giao kiệt xuất thời Tây Sơn nói về “minh triết”: “Minh triết dĩ bảo thân, vô cứ vu lê, vô khốn vu thạch” (Có minh triết thì giữ gìn được thiên mệnh không bị vướng vào dây, không bị vấp vào đá).

Ở Hà Nội, gần chợ Giám (nay thuộc quận Đống Đa), trước đây có thôn mang tên Minh Triết. Câu đối trong Quốc Tử Giám có ghi:

“Dục anh tài nhi sử năng, Quốc Tử Giám cao huyền mô khải;

Dưỡng minh triết dĩ kế trị, Thăng Long kinh trường tụ tinh hoa”.

(Nuôi nấng anh tài để sử dụng năng lực của họ, Quốc Tử Giám nêu cao mẫu mực

Phát triển minh triết tìm kế sách cho đất nước thịnh trị, kinh đô Thăng Long hội tụ được tinh hoa dài lâu).

Sống minh triết được hiểu là “Sống sáng tạo + sống chừng mực + sống hẳn hoi”, trong đó sống hẳn hoi được coi là nhân tố căn cốt.

Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: “Sống minh triết là sống đạt đến sự hẳn hoi”. Theo ông “hẳn hoi không phải là một tiêu chuẩn quá cao, không phải thật giỏi mới hẳn hoi, không phải thật đàng hoàng, thật dũng cảm, thật đạo cao, đức trọng mới hẳn hoi. Hẳn hoi là một phẩm chất có thể đặt ra trong mọi lĩnh vực ở mọi bình diện: ăn mặc hẳn hoi, nhà cửa hẳn hoi, lời lẽ hẳn hoi, một người thầy hẳn hoi, một người cha hẳn hoi, một người lãnh đạo hẳn hoi, học vấn hẳn hoi, làm ăn hẳn hoi” (Luận bàn về minh triết và minh triết Việt – tr 34).

Ông có bình luận: Xã hội nào cũng có kỷ cương và lễ nghi, người hẳn hoi tiếp nhận tinh thần của kỷ cương và lễ nghi với/do lòng tự trọng chứ không bị lệ thuộc một cách mù quáng vào những quy ước của kỷ cương và lễ nghi. Xã hội nào cũng có tôn ty trật tự, người hẳn hoi không gò mình vào trật tự này nhưng rất có ý thức về lẽ phải của thứ bậc.

Sống hẳn hoi theo nghĩa phổ quát: Sống/làm chu đáo + Sống/làm tử tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi bàn về công tác Huấn luyện và Học tập (5/1950) đã nhắc nhở các cấp quản lý: “Cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều”, “Đừng bày biện ra nhiều thứ, làm ít nhưng làm cho hẳn hoi” (Hồ Chí Minh toàn tập, 2011, T6, tr 363).

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu minh triết Việt có lời bàn xác đáng: “Con người phải có khả năng đưa dữ liệu lớn thành thông tin (information), thông tin thành kiến thức (knowledge), kiến thức thành công nghệ (know-how) và công nghệ thành minh triết (wisdom).

Lời bàn của Nguyễn Khắc Mai gợi ra nhiều suy nghĩ cho cách sống của thế hệ trẻ trong bối cảnh tiến vào “Thời đại tri thức” có các tác động của CMCN 4.0.

Sống minh triết theo Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Năm 1987, UNESCO tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới. Di sản giáo dục của Người rất phong phú và sâu sắc, xin nêu ba thu hoạch sau cho “Sống Minh triết” từ lời dạy của Bác.

Học để phụng sự đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại.

Muốn đạt được mục đích thì phải: Cần kiệm liêm chính. Chí công vô tư” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, t6, tr208).

Với Hồ Chí Minh: “Cần kiệm liêm chính” vừa là mục tiêu của học, vừa là động lực của học. Trước đó 3 tháng với bút danh Lê Quyết Thắng, Bác viết luận văn “Cần, kiệm, liêm, chính” xác định:

Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông;

Đất có bốn phương: Đông-Tây-Nam-Bắc;

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính;

Thiếu một mùa thì không thành trời;

Thiếu một phương thì không thành đất;

Thiếu một đức thì không thành người” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, t6, tr117).

Theo ý riêng của tôi, thì hạt nhân ấy (của sự học – QB) có thể tóm tắt trong 11 chữ: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân”.

Người nhấn mạnh thêm:

“Nói tóm tắt, minh minh đức tức là chính tâm. Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết.

Nói một cách khác, tức là “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, t10, tr377).

(Trong “Hồ Chí Minh toàn tập” xuất bản năm 2011, câu trên được NXB Sự thật dịch là: Lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ).

Hồ Chí Minh đã gộp bội tư tưởng của hai nhà văn hóa Trung hoa: Tăng Tử (505 – 435 TCN) và Phạm  Trọng  Yêm (989  – 1052) tạo nên tiêu chí cho minh triết sống của thế hệ người Việt ở thời đại mới:

Tăng Tử có thông điệp “Tân dân” (làm mới dân). Đó là ý tưởng tiến bộ. Trên nền ý tưởng này, Hồ Chí Minh kết hợp với ý tưởng của Phạm Trọng Yêm: biết lo trước dân, biết hưởng sau dân, Người thêm một chữ  “H” vào “Tân” thành chữ “Thân” đã làm cho ý tưởng của Tăng Tử (theo cách diễn đạt tiếng Việt) nhân văn hơn, đằm thắm hơn.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày cuối cùng trước lúc đi xa khi học trò và đồng chí của mình đến thăm, được Bác hỏi: “Các chú có biết nhân dân ta sống với nhau như thế nào không?”. Đồng chí Hà Huy Giáp có thưa với Bác: “Nhân dân ta sống tối lửa tắt đèn có nhau”, Bác đã căn dặn lại: “Đúng là như vậy, nhân dân ta sống có tình nghĩa với nhau. Hiểu chủ nghĩa Mác – Lê Nin là phải sống với nhau có tình nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lê Nin” (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2000, t15, tr688).

Lý luận “Giá trị học” ngày nay khẳng định: “Tình (tấm lòng) – Nghĩa (Trách nhiệm) là hai giá trị cội nguồn của đạo làm người.

Tấm lòng và trách nhiệm không tồn tại vu vơ mà phải quyện vào nhau gắn với đời sống gia đình, cộng đồng, đất nước.

Nhà văn hóa Đào Duy Anh tựa vào một ý thơ của tiền nhân:

“Thế gian vạn sự giai bào ảnh

Thiên kiếp duy dư nhất điểm tình” đã cảm thán thành hai câu thơ mang chiều sâu để sống minh triết:

“Xem ra hết thảy đều mây nổi

Còn với non sông một chữ tình”.

Ngày nay, trước sự phát triển thông tin, có nhiều hệ giá trị được nêu ra, song những điều Di huấn của Hồ Chí Minh cần được truyền thông sâu sắc và mạnh mẽ trong giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội vì đó là những điều căn cốt để mỗi cá nhân biết sống minh triết trong một cuộc sống đang càng ngày càng phẳng về kỹ thuật, song có biết bao sự đứt gãy trầm trọng về giá trị văn hóa.

PGS. TS Đặng Quốc Bảo – nguồn: Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 97+98, tháng 1,2/2017